'Gật gù' với những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của mẹ
Lần đầu tiên làm mẹ ắt hẳn các bà mẹ trẻ sẽ gặp không ít khó khăn và lo lắng. 20 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp bạn vơi đi phần nào lo lắng ấy.
Tổng hợp 20 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho các bà mẹ trẻ
1. Em bé sơ sinh chỉ thích mẹ
Em bé sơ sinh chỉ thích ở bên mẹ, trẻ luôn cảm thấy thoải mái và an toàn khi được ở trong lòng mẹ. Vì thời gian này mẹ là người gần gũi, chăm sóc và cho bú nên bé chỉ quen hơi mẹ.
Do vậy, nếu trẻ đột ngột phải tiếp xúc với môi trường lạ hoặc người lạ mà không có mẹ đi cùng bé sẽ rất sợ hãi, quấy khóc. Do đó, khi đưa bé đi bệnh viện hoặc tiêm phòng mẹ hãy trấn an bé bằng cách ôm bé vào lòng để trẻ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn.
2. Mua cũi cho bé cũng cần chú ý đến các chỉ số an toàn
Việc mua cũi cho bé sơ sinh nằm ngủ bạn cũng cần chú ý đến các chỉ số an toàn. Cụ thể thanh cũi phải cao hơn 60cm để trẻ không bị ngã. Khoảng cách giữa hai thanh dọc vịn tay của nôi ít nhất là từ 2,5 - 6cm.
Nếu khoảng cách quá hẹp trẻ có thể bị mắc kẹt nhưng quá rộng thì trẻ dễ bò ra ngoài và có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra bạn cần dùng vải mềm để bọc cũi để tránh bé va đập vào gây tai nạn. Và nhớ vệ sinh đệm và quây cũi thường xuyên để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh cho bé.
3. Không cho trẻ bé sơ sinh nằm nệm quá mềm
Theo các bác sĩ, hệ xương và cột sống của em bé còn khá mềm yếu vì thế nếu cho trẻ nằm ngủ đệm quá mềm sẽ ảnh hưởng đến cột sống của bé. Lớn lên trẻ dễ bị cong, xiêu vẹo hoặc các dị tật khác về cột sống.
4. Ngủ trong lòng mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé
Trẻ có thể rất thích ngủ trong vòng tay của mẹ. Vì hơi ấm và vòng tay mẹ khiến trẻ có cảm giác được che chở, an toàn và bình yên nên bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc này. Nếu mẹ thường xuyên cho bé ngủ trong lòng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé.
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy rèn cho bé ngủ một cách tự nhiên. Bằng cách sau bữa ăn, mẹ nên đặt bé nằm xuống giường hoặc nôi, sau đó vỗ nhẹ vào người bé hoặc hát ru để bé ngủ một cách tự nhiên.
5. Trẻ sơ sinh không cần nằm gối
Khi đi mua sắm đồ sơ sinh, chắc hẳn bạn sẽ không thể rời mắt khỏi những chiếc gối em bé nhỏ xinh với đủ kiểu dáng và hình thù bắt mắt, đáng yêu. Và có thể bạn sẽ mua một vài chiếc gối dễ thương cho em bé, nhưng điều này là không cần thiết.
Các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ sơ sinh cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé nằm gối mà khi ngủ cần giữ cho đầu, cột sống của bé nằm trên cùng một đường thẳng. Kê cao đầu sẽ khiến trẻ bị ngạt thở, không những thế trẻ có thể bị vẹo và cong cổ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé sau này.
6. Nhớ tắt đèn flash khi chụp ảnh cho bé
Vì mắt trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh các điểm ảnh nên đèn flash có thể gây hại cho mắt bé. Vì thế, nếu bạn muốn chụp lại những khoảnh khắc đáng yêu của con để lưu niệm thì trước khi chụp nhớ tắt đèn flash nhé.
7. Nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại và dễ thấm mồ hôi cho bé
Mỗi ngày em bé sơ sinh phải thay rất nhiều quần áo. Do đó, bạn cần thường xuyên giặt giũ và phơi khô quần áo cho bé để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh các bệnh nhiễm trùng ngoài da. Bên cạnh đó, khi chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh bạn nên chọn chất liệu mềm mại, thoáng mát và dễ thấm mồ hôi là tốt nhất.
8. Thân nhiệt của em bé sơ sinh luôn cao hơn người lớn
Nhiều người nghĩ rằng em bé sơ sinh cần được ủ ấm vì cơ thể của bé rất mỏng manh, dễ bị cảm lạnh. Nhưng trên thực tế thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn trên 1 độ C. Vì thế bạn không cần quấn hoặc ủ bé quá kín trong những chiếc chăn dày cộm.
Quấn quá nhiều khăn khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi, khi không được lau khô mồ hôi này sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong khiến bé có thể bị cảm lạnh, dẫn đến viêm phổi. Lưu ý cha mẹ cần thường xuyên lau mồ hôi cho bé.
9. Nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng
Các bác sĩ khuyên bạn nên cho bé sơ sinh tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Vì tắm nắng không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh còi xương mà tia cực tím còn giúp tiêu diệt vi khuẩn ngoài da giúp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm da cho bé rất tốt.
Lưu ý: Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho bé vào buổi sáng là trước 9 giờ sáng với thời tiết mùa đông và trước 8 giờ sáng với thời tiết mùa hè. Tuyệt đối không cho bé tắm nắng buổi trưa hoặc buổi chiều vì lúc này nắng rất gay gắt, tia cực tím sẽ gây hại cho da bé.
10. Bơi rất tốt cho hệ hô hấp và tim mạch của trẻ sơ sinh
Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn quá yếu không nên cho tiếp xúc nhiều với nước. Đặc biệt đi bơi lại càng không nên. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết cha mẹ hoàn toàn có thể cho em bé sơ sinh đi bơi.
Vì đi bơi không chỉ giúp trẻ rèn khả năng vận động mà còn làm tăng dung tích phổi, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cho đi bơi còn tăng khả năng chống cảm lạnh và bệnh tật cho bé. Vì thế nếu có điều kiện bạn nên cho em bé đi bơi ít nhất 1 lần/tuần.
11. Nếu em bé ngủ quá 3 tiếng mẹ nên đánh thức bé dậy
Em bé sơ sinh dành nhiều thời gian để ăn và ngủ. Vì đây là cách để bé phát triển và khôn lớn. Tuy nhiên nếu trẻ ngủ quá 3 giờ mà không thức dậy để ăn, bú sữa mẹ thì lúc này mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé bú một ít sữa, để tránh trẻ bị hạ đường huyết.
12. Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo đó, những em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng từ 0 – 6 tháng tuổi thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn những em bé khác. Nguyên nhân là trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó phòng tránh được nhiều bệnh tật.
Vì thế bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi.
13. Trong 4 tháng đầu tiên trẻ bú sữa mẹ không cần uống thêm nước
Trong 4 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước. Vì trong sữa mẹ có chứa một lượng nước rất lớn đủ để cung cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, với những em bé ăn sữa công thức nên cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội giữa mỗi bữa ăn.
14. Sau sinh 2-3 ngày trẻ sẻ giảm cân
Nhiều bà mẹ trẻ lo lắng mặc dù trẻ vẫn bú sữa mẹ đều đặn nhưng sau sinh 2-3 ngày bé có dấu hiệu bị giảm cân. Tuy nhiên, đây là hiện tượng giảm cân sinh lý bình thường mà em bé sơ sinh nào cũng gặp phải. Thường thì 1 tuần sau sinh bé mới bắt đầu tăng cân trở lại.
15. Kiểm tra cân nặng chiều cao để biết bé có bú đủ sữa hay không
Để biết được trẻ có bú đủ sữa hay không cách đơn giản nhất là kiểm tra số lần đi tiểu mỗi ngày của bé. Nếu trẻ đi tiểu đều đặn từ 2- 5 lần hoặc từ 7-8 lần nghĩa là trẻ đã bú đủ sữa mẹ. Ngoài ra, hàng tháng bạn cần đo mức độ tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của bé. Nếu trung bình mỗi tháng trẻ tăng 600g thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường.
16. Nếu bé chỉ sốt dưới 38 độ C cha mẹ không cần quá lo lắng
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn khoảng 1 độ C. Vì thế nếu trẻ có dấu hiệu sốt dưới 37,5 độ C thì cha mẹ không cần quá hoang mang, lo lắng.
Lúc này mẹ hãy giữ cho không gian của bé thoáng mát, mặc quần áo rộng cho bé và dùng khăn ấm lau người để hạ sốt cho bé. Trong trường hợp sốt cao 38 độ C trở lên thì nên đưa bé đi cấp cứu ngay để tránh trẻ bị co giật do sốt cao.
17. Sau khi ăn mẹ nên bế và giữ thẳng người bé
Để tránh nôn trớ sau khi ăn mẹ nên bế dựng thẳng người bé lên đồng thời áp ngực bé vào ngực mẹ. Tiếp đến mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi ra rồi sau đó mới đặt bé nằm ngang để ngăn sữa trào ra.
18. Đừng quá lo lắng nếu bé có nhiều mụn sữa
Trẻ sơ sinh thường mọc nhiều nốt đỏ dày đặc trên má, mũi hoặc trán có hình dạng giống mụn trứng cá. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là những mụn sữa nhỏ do tuyến bã nhờn gây ra. Chỉ từ 1-4 tuần sau sinh, các nốt mụn sẽ tự biến mất mà thôi.
19. Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiều lần trong ngày?
Trung bình một em bé sơ sinh sẽ đi tiểu từ 2-5 lần/ngày, một số khác có thể từ 7-8 lần/ngày trong vòng từ 1-2 tháng đầu tiên.
20. Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Trong 1-2 tháng đầu sau sinh, phân trẻ sơ sinh thường lẫn hạt nhỏ giống hạt vừng người ta thường gọi là phân “hoa cà hoa cải”. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mẹ không nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
>> Xem thêm: Shop đồ sơ sinh
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng
Nuôi con nhỏ phải thật bình tĩnh, nhất là những ai lần đầu làm mẹ và nuôi con trong tháng đầu: đừng lo lắng quá rồi stress thêm; đừng cuống cuồng lên khi con có biểu hiện lạ, hãy bình tĩnh giải quyết. Rồi tất cả cũng trôi qua và tốt đẹp cả thôi: bạn sẽ là người mẹ thực sự.
Bao nhiêu độ là phù hợp?
Nuôi con trong tháng đầu tiên, thật là khó khăn. Bé nhỏ xíu, mỏng manh, nội chuyện nằm máy lạnh hay nằm quạt, làm sao cho con không nóng quá cũng đừng lạnh quá… cũng là một vấn đề rồi. Tốt nhất là mẹ nên để nhiệt độ phòng khoảng 28 độ. Mẹ nên mặc đồ kín chân tay cho con, vì con từ trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay phải ra ngoài chưa hợp với không khí nên dễ bị lạnh. Khi con ngủ, mẹ chèn hai bên sườn cho con cảm giác chắc chắn, đỡ bị giật mình.
Con thức đêm ngủ ngày
Mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đêm thức ngày ngủ của con. Tình trạng này rất phổ biến vì con chưa quen với bên ngoài. Mẹ sẽ rất mệt trong thời gian này, cho đến khi giờ giấc của con ổn định. Qua đến tháng thứ 3 thì con mới ăn ngủ đều đặn và tương đối thích hợp với thời gian biểu của mẹ. Tốt nhất, trong suốt thời gian “lệch múi giờ” này, mẹ nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào có thể để đêm cho con bú và trông con. Nhiều mẹ tranh thủ khi con ngủ để làm chuyện này chuyện kia, đêm về lại chong chong thức trông con sẽ rất mất sức.
Con hay bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh thi thoảng sẽ bị sặc sữa. Nhẹ thì trớ là xong, hoặc ho hắng một chút; nặng thì sữa xộc lên cả mũi làm con ngạt thở, mặt mũi đỏ gay khiến con cuống cuồng hoảng sợ. Lúc đó, mẹ nhanh chóng đỡ đầu con dậy, lau cho con và nhỏ mũi – hút mút để sữa không đóng lại ở khoang mũi. Mẹ lưu ý đừng mút mạnh quá khiến con sợ và không tốt cho niêm mạc mũi. Sau đó, mẹ nhớ nhỏ nước muối sinh lý cho con và dùng tăm bông vệ sinh lại.
Cảm sốt nhức đầu sổ mũi
Trẻ nhỏ sức đề kháng chưa ổn định nên rất dễ nhiễm bệnh. Để tránh việc này thì mẹ nên để con nằm ngủ ở nhiệt độ ấm áp, tránh gió, tránh tắm lâu con bị nhiễm lạnh. Nếu không may bé bị cảm sốt thì sẽ kéo dài đấy, mẹ phải kiên trì chữa dứt bệnh cho con. Mẹ nên cho con tắm nước ấm cách ngày, hoặc cẩn thận thì lau mình thôi, khi nào con khỏe hãy tắm. Mẹ cho con uống siro ho và tiêu đờm, uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ để con mau hết bệnh. Bệnh này rất kéo dài và hay tái phát nên nhất thiết mẹ phải chữa cho con đến nơi đến chốn hãy thôi, vì nếu ngưng giữa chừng con sẽ bị nhiễm lại.
Táo bón sơ sinh
Bé bú sữa mẹ cũng có thể bị táo bón sơ sinh như thường. Triệu chứng là con không đi ngoài từ 2 ngày trở lên. Nguyên nhân cũng vô chừng: do mẹ ăn uống ít rau quả, chất xơ, uống ít nước, do mẹ cho con bú sữa ngoài… Mẹ có thể giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón này bằng cách: mẹ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước. Con tốt nhất nên bú mẹ hoàn toàn. Nếu 3 ngày con không ị tí nào thì mẹ nên cho con đi bác sĩ và uống thuốc theo toa.
Dị ứng cơ địa
Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hay bị dị ứng. Triệu chứng là da bé nổi mẩn, có khi nổi từng mảng da và bé ngứa ngáy, khó chịu, nóng trong người… Nguyên nhân có thể do mẹ tắm con bằng xà bông không thích hợp, do con tiếp xúc với cái gì đó mà da con nhạy cảm dễ bị dị ứng: vi dụ phấn hoa. Nếu gặp trường hợp này thì tốt nhất mẹ không nên trị dị ứng bằng cách tắm lá cho con mà chỉ tắm nước ấm, nước sạch, ngưng dùng xà bông và phấn. Mẹ giữ con sạch sẽ, thoáng mát (hạn chế dùng bỉm lại ở thời gian này). Sẽ mất khoảng một tuần để con hết dị ứng, nếu mẹ thấy lo lắng quá thì cho con đi khám và uống thuốc theo toa.
Bé bị nổi ban (sốt phát ban)
Triệu chứng của sốt phát ban là con sốt lai rai khoảng 2-3 ngày, sau đó nổi mụn đỏ nhỏ nhỏ hoặc da đỏ ửng từng vùng. Mẹ dùng tay ấn vào da rồi buông ra thì không hết vết đỏ (cách này phân biệt với các loại bệnh khác như tay chân miệng…). Thường thì bé nổi ban sẽ sốt 3 ngày và nổi 3 ngày, sau đó ban lặn. Lúc này, cho dù chưa biết con bị làm sao, dù con rất nóng nhưng mẹ đừng cho nằm máy lạnh vì máy lạnh làm ban không nổi hết mà lặn vào thì sau này con lại dễ tái phát. Mẹ nhớ trông chừng để con không gãi sứt mặt vì ngứa. Khi bị sốt phát ban, con sẽ quấy khóc, mẹ lấy nước ấm lau cho con, lưu ý là lau mình cho con bằng nước ấm để hạ sốt chứ không được dùng nước lạnh, nếu không con sẽ bị nhiễm lạnh gây viêm phổi. Bị sốt phát ban không kiêng gió, nước; mẹ cứ tắm cho con bình thường bằng nước ấm, nhưng nên tắm nhanh. Lưu ý không nên dùng dầu khuynh diệp bôi cho con khi con đang sốt và nổi ban. Sau khi hết sốt, con sẽ nổi ban và lúc này con đỡ quấy hơn.
Nguồn: http://shopdososinh.com/gat-gu-voi-nhung-kinh-nghiem-cham-soc-tre-so-sinh-cua-me-101.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: chăm trẻ sơ sinh, mẹ và bé, trẻ sơ sinh